21/07/2022 | lượt xem: 2 Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bước vào cấp hai tập tành hút thuốc Nhiều bậc phụ huynh "đau đầu" thậm chí xảy ra xích mích khi con trẻ vượt qua giai đoạn tiểu học bước vào trung học cơ sở. Một số thói hư, tật xấu được hình thành theo thói quen bắt chước và hiệu ứng đám đông, trong đó cố cả thói quen xấu là sử dụng thuốc lá, nhất là thuốc lá điện tử. Vậy phụ huynh cần làm gì để giúp các con tránh xa những thói xấu hướng đến cuộc sống lành mạnh? Nỗi "kinh hoàng" mang tên thuốc lá Nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh cấp I con ngoan hiền, lễ phép bao nhiêu thì lên cấp II con thay đổi ngược lại bấy nhiêu. Một số thói quen xấu được hình thành do đua đòi cùng "hội bạn thân", trong đó có cả thói quen sử dụng thuốc lá. Ban đầu còn lén hút thuốc, dần dần trở thành thói quen, thậm chí còn trở thành hiển nhiên, công khai. Mọi chuyện sẽ càng trở nên bế tắc nếu các bặc phụ huynh sử dũng vũ lực để cấm cản. Hãy trở thành bạn của con, để trò chuyện, để hướng dẫn, chỉ bảo cho các con nhận ra và tử bỏ những thói hư tật xấu. Đặc biệt, cha mẹ không nên hút thuốc trước mặt con, không chỉ vì khói thuốc ảnh hưởng sức khỏe con mà còn để ngăn ngừa con bắt chước và để lời dạy của cha mẹ có 'trọng lượng' hơn. Với lứa tuổi dậy thì, trẻ đã ý thức được hành vi, bắt đầu học đòi bạn bè cùng trang lứa, muốn thể hiện cá tính, "bản lĩnh đàn ông". Nếu lúc này cha mẹ không thường xuyên lắng nghe, để tâm đến những thay đổi trong tâm sinh lý của trẻ, không dạy trẻ những kỹ năng sống cần thiết sẽ dễ khiến trẻ bị người xấu lợi dụng, dụ dỗ hút thuốc. Khi phát hiện con hút thuốc, cha mẹ cần kiên trì giải thích, phân tích cho con thấy cái hại của thuốc lá. Quan trọng là cha mẹ cần gạt bỏ "cái tôi" của mình, gần gũi với con để giúp con bỏ thuốc. Bên cạnh đó hãy dạy con tự lập, cách xử lý tình huống nếu có người rủ rê con hút thuốc. Có thể dạy con bằng cách nhập vai hoặc đề ra tình huống rồi cùng nhau giải quyết… Cha mẹ nên làm gì? Khi thấy con hút thuốc, trước hết cha mẹ cần bình tâm tìm hiểu nguyên nhân nào khiến con hút thuốc. Với những cha mẹ "dị ứng" với thuốc lá, công việc này sẽ rất khó khăn vì cha mẹ sẽ dễ bị cảm xúc bực bội, tức giận chi phối. Tuy nhiên cha mẹ cần hiểu rằng mình cũng đã có một phần quan trọng trách nhiệm ở đó. Bởi nếu cha mẹ thực sự quan tâm, hiểu và đáp ứng tích cực hai nhu cầu tâm lý cơ bản của trẻ (muốn thể hiện bản thân và muốn được sự công nhận của người khác, nhất là của nhóm bạn cùng chơi), trẻ sẽ không thể hiện bản thân qua việc hút thuốc hoặc chơi với những nhóm bạn không tích cực. Với ông bố bà mẹ đã từng hút thuốc, họ có thể thoải mái hơn để ngồi trò chuyện cùng con. Tuy nhiên, đừng la mắng và dạy đạo đức. Thay vào đó hãy chia sẻ chân thành trải nghiệm của mình, vì sao mình hút thuốc, mình cảm thấy thế nào, nhận ra điều gì sau khi hút thuốc, tại sao lại không hút thuốc nữa và đã làm gì để không hút thuốc nữa. Sự thấu hiểu tâm lý của cha mẹ là bước đầu để giúp trẻ không tái phạm việc hút thuốc. Bên cạnh đó, cha mẹ cần khoan dung, tha thứ cho con. Biểu hiện cho sự khoan dung cha mẹ là cùng con đưa ra những giải pháp để con không mắc lại lỗi lầm đó như cho con tham gia các hoạt động phù hợp với sở thích, đam mê của con, dành thời gian tìm hiểu và chơi với nhóm bạn của con, giới thiệu con với những nhóm bạn hoạt động khác… Cuối cùng, trẻ rất cần niềm tin của cha mẹ rằng con có thể thay đổi, con sẽ không mắc phải lỗi lầm này. VP - tổng hợp
Hưng Yên Phát động Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hưng Yên và hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024