05/07/2018 | lượt xem: 2 Hội nghị triển khai Thông tư 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế khu vực phía Bắc Ngày 05/7/2018 tại TP. Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) triển khai Thông tư 15/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT)giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp cho các tỉnh khu vực phía Bắc. Ngày 05/7/2018 tại TP. Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) triển khai Thông tư 15/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT)giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp cho các tỉnh khu vực phía Bắc. Tham dự Hội nghị có PGS.TS.Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Bộ Tài chính; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; các cơ quan thông tấn, báo, đài Trung ương, Hà Nội dự và đưa tin. Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS.Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Thực hiện Nghị quyết 68/2013/QH13 của Quốc hội, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, Liên Bộ Y tế - Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, mức giá bao gồm (1) chi phí trực tiếp và (2) tiền lương; chưa tính (3) chi phí quản lý và (4) khấu hao tài sản Bộ Y tế, Bộ Tài chính và BHXH Việt Nam đã khảo sát, tính toán chi phí thực tế và thống nhất nguyên tắc điều chỉnh giá của một số dịch vụ, tập trung vào các dịch vụ có số lượng sử dụng lớn. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15 thay thế Thông tư 37. Việc điều chỉnh giá lần này sẽ góp phần tăng khả năng cân đối quỹ BHYT đến năm 2020 trong điều kiện chưa điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh có bị ảnh hưởng là giảm nguồn thu dịch vụ y tế. Bên cạnh đó, các dịch vụ điều chỉnh phần lớn là các dịch vụ về giường bệnh, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm nên giảm việc chỉ định dịch vụ quá mức cần thiết. Về phía người bệnh, giá dịch vụ giảm nên phần đồng chi trả của người bệnh giảm, việc điều chỉnh cũng làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT. Theo đó, Thông tư 15/2018/TT-BYT điều chỉnh cụ thể như sau, 88 giá dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh, trong đó đáng chú ý là giảm giá 70 dịch vụ, gồm: 6 giá khám bệnh (của 5 hạng bệnh viện và trạm y tế xã) bình quân giảm 17%; 34 giá ngày giường bệnh (của 5 hạng bệnh viện và các loại giường) bình quân giảm 6% và 30 dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm, bình quân giảm 24%. Điều chỉnh tăng 9 dịch vụ, gồm: 7 giá ngày giường chủ yếu là giường hồi sức tích cực và giường hồi sức cấp cứu, bình quân điều chỉnh tăng 5% và 2 dịch vụ xét nghiệm. Bổ sung giá của 9 dịch vụ kỹ thuật: người bệnh sử dụng các dịch vụ này sẽ được BHXH thanh toán. Điều chỉnh 12 dịch vụ (chủ yếu là các dịch vụ chụp CT, nội soi) theo nguyên tắc không tính chi phí thuốc, vật tư tiêu hao đặc thù trong giá dịch vụ do thuốc và các loại vật tư này có nhiều loại và mỗi người bệnh sử dụng khác nhau. BHXH sẽ thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng và giá trúng thầu. Việc tăng, giảm giá phụ thuộc vào chi phí đầu vào như điện, nước, vật tư, hóa chất... hiện có một số chi phí tăng lên, một số loại lại giảm do đấu thầu. Do đó, mức giá viện phí được xây dựng từ năm 2012, 2015 theo Thông tư 37 hiện không còn phù hợp. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục sắp xếp lại 18.000 dịch vụ y tế thành nhóm từ 2.000- 3.000 dịch vụ y tế/nhóm để xây dựng giá cho các dịch vụ này Về phía người bệnh, giá dịch vụ giảm nên số tiền chi trả của người bệnh giảm, việc điều chỉnh cũng làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT. Đại diện lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho rằng: trong bối cảnh các cơ sở y tế đang phải thực hiện lộ trình tự chủ tài chính thì việc điều chỉnh Thông tư 15 này sẽ khiến các cơ sở y tế gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi Chính phủ chưa cho phép thay đổi mệnh giá thu BHYT đến năm 2020 thì Thông tư 15 sẽ giúp cho Quỹ Khám chữa bệnh BHYT bền vững hơn. Do đó, các bệnh viện cần cân đối, điều tiết làm sao để hài hòa lợi ích giữa các bên bởi nếu Quỹ Khám chữa bệnh BHYT không cân đối được thì sẽ có nhiều khó khăn phát sinh hơn trong nội tại các bệnh viện. Thông tư 15/2018/TT-BYT có hiệu từ ngày 15/7/2018 đối với tất các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước ./. Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế Cổng thông tin Bộ Y tế
Thông báo KQ kiểm tra HS đối với người tham gia TDVC theo chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ SV tốt nghiệp xuất sắc theo NĐ 140/NĐ-CP
Tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp Sở Y tế năm 2024 theo chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ theo NĐ số 140/2017/NĐ-CP
Thông báo Kết quả bỏ phiếu xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú tỉnh Hưng Yên lần thứ 14