Tác hại của thuốc lá với các cơ quan trong cơ thể

Đăng ngày 05 - 04 - 2022
100%

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm thuốc lá gây ra khoảng 8 triệu ca tử vong, trong đó khoảng 900.000 ca là những người không hút thuốc tử vong do hít phải khói thuốc. Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc, gây tổn hại gần hết các bộ phận của cơ thể, cũng như hệ thống cơ quan trong cơ thể và làm giảm sức khỏe tổng thể của con người. Mỗi điếu thuốc chứa hơn 7.000 loại hóa chất, khi những hóa chất này thâm nhập vào cơ thể, chúng ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, hệ hô hấp, hệ tim mạch... Dưới đây là những ảnh hưởng của thuốc lá tới những cơ quan của cơ thể con người.

Hệ thần kinh trung ương

Thuốc lá có ảnh hưởng một phần không nhỏ tới hệ thần kinh của con người. Một trong những thành phần cấu tạo nên thuốc lá đó chính là Nicotine, đây là một chất độc gây nghiện. Chính loại chất này trong thuốc lá là tác nhân ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể con người. Sau khi con người hút thuốc, chất Nicotine sẽ truyền tới não ngay trong vài giây. Nó kích thích hệ thần kinh trung ương, khiến người hút cảm thấy tràn đầy sinh lực. Khi hiệu ứng này lắng xuống, người hút sẽ cảm thấy mệt mỏi, trí tuệ sa sút, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình làm việc, học tập cũng như sinh hoạt thường ngày.

Hệ tim mạch

Hút thuốc lá gây tổn thương tới toàn bộ hệ tim mạch. Khi Nicotin được hít vào cơ thể, sẽ khiến cho mạch máu bị co lại, cản trở lưu thông máu, làm giảm hàm lượng Cholesterol tốt và tăng huyết áp, có thể dẫn tới giãn động mạch và tích tụ Cholesterol xấu (xơ vữa động mạch). Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông từ đó tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.

Hệ hô hấp

Do ảnh hưởng của các chất độc hại có trong khói thuốc mà đường thở của người hút thuốc lá có thể bị co thắt, dẫn đến luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở. Hút thuốc sẽ làm tổn thương phổi, làm chậm phát triển chức năng phổi ở trẻ nhỏ và gây ra nhiều triệu chứng hô hấp mãn tính như: ho mãn tính, khò khè, có đờm, khó thở.

Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy, đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí. Hút thuốc thường xuyên trong một thời gian dài có thể làm cho phổi mất khả năng lọc các hóa chất độc hại.

Ngoài ra, những người hút thuốc có nguy cơ cao bị nhiễm trùng hô hấp, cảm lạnh, cúm, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hút thuốc kéo dài cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi...

Tin mới nhất

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa chúc mừng ngành Y tế nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2(27/02/2024 7:10 SA)

Kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2(27/02/2024 7:14 SA)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa chúc mừng ngành Y tế nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2(28/02/2023 8:14 SA)

Đồng chí Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm hỏi, động viên và tặng quà...(21/01/2023 3:49 CH)

Đồng chí Nguyễn Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế thăm, chúc Tết cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế,...(18/01/2023 3:37 CH)

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: "Nguy cơ dịch chồng dịch là hiện hữu"(03/08/2022 10:47 SA)

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên tiêm mũi 4 vaccine COVID-19 tại TP.HCM(01/07/2022 10:59 SA)

Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31.5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá(01/06/2022 10:12 SA)

Công văn số 802/SYT-KHTC Thực hiện nghiêm các khoản thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy...(25/04/2022 10:33 SA)

°
86 người đang online