Già hóa dân số và những thách thức trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của tỉnh nhà

Đăng ngày 10 - 07 - 2018
100%

Theo thông tin từ tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình Bộ Y tế, nước ta là nước có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới với tỷ lệ người cao tuổi chiếm 14%. Tỉnh ta cũng nằm trong tốp những tỉnh có tỷ lệ già hóa dân số cao nhất cả nước. Cùng với xu hướng này, tỉnh ta đã và đang phải đối mặt với nhiều hệ lụy phức tạp do cơ cấu dân số ngày càng già hơn.

 Theo thông tin từ tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình Bộ Y tế, nước ta là nước có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới với tỷ lệ người cao tuổi chiếm 14%. Tỉnh ta cũng nằm trong tốp những tỉnh có tỷ lệ già hóa dân số cao nhất cả nước. Cùng với xu hướng này, tỉnh ta đã và đang phải đối mặt với nhiều hệ lụy phức tạp do cơ cấu dân số ngày càng già hơn.

          Ở cái tuổi “xưa nay hiếm” lẽ ra ông Lê Văn Th - 89 tuổi (Hùng An – Kim Động) phải được an hưởng tuổi già, sống vui sống khỏe bên con cháu, thế nhưng hiện nay ông phải sống quạnh hưu một mình. Mặc dù có 3 người con trai nhưng các con của ông đều vì nợ nần mà phải bỏ xứ đi làm ăn xa, cụ bà đã mất từ nhiều năm nay, cuộc sống của ông chỉ dựa vào nguồn trợ cấp gần 300.000 đồng/tháng và sự hỗ trợ của người cháu gần nhà, thỉnh thoảng mua cho mớ rau, lạng thịt. Hàng ngày, ông phải tự mình lo từng bữa cơm, chén nước. Cuộc sống không chỉ thiếu thốn vật chất mà còn thiếu cả về tinh thần. Ông Th cho biết: “Giờ già rồi không làm gì để có thu nhập mà lại bệnh tật cũng nhiều nên rất khó khăn, cuộc sống của tôi giờ được duy trì là nhờ trợ cấp của nhà nước và sự hỗ trợ của các cháu thế cũng qua ngày qua tháng”. Đây chỉ là một trong rất nhiều người cao tuổi trên địa bàn tỉnh ta đã và đang phải sống cuộc sống khó khăn vất vả vì không có thu nhập hoặc thu nhập chỉ dựa vào vài sào ruộng hay từ mảnh vườn trồng rau. Cuộc sống của họ không được an dưỡng tuổi già mà vẫn phải nặng gánh mưu sinh kiếm cơm từng bữa.

          Bà Trần Thị Khá – Chủ tịch Hội người cao tuổi thị trấn Lương Bằng – Kim Động cho biết: “Tỷ lệ người cao tuổi trên thị trấn chiếm 15,3% mà chủ yếu là người cao tuổi sống đơn thân nhiều, thu nhập của các cụ chủ yếu là tiền trợ cấp 270.000 đồng hàng tháng, còn lại là phụ thuộc vào các cháu biếu ít nhiều chứ số người cao tuổi tự mình lao động kiếm sống được thì rất ít”.

          Theo thông tin từ tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, nước ta đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và là nước có tốc độ già hóa dân số thuộc vào hàng nhanh nhất thế giới với tỷ lệ người cao tuổi chiếm 11%. Cũng theo thống kê của Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh, chỉ tính riêng năm 2017 số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh ta đã chiếm trên 14,7%, cao hơn tỷ lệ trung bình người cao tuổi cả nước, tức tỉnh ta đang là một trong những tỉnh có tỷ lệ già hóa dân số cao nhất cả nước. Thực tế cho thấy, đa phần người lao động trên địa bàn tỉnh ta đều làm nông nghiệp, hơn nữa tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội cũng rất thấp vì thế khi về già, phần đông người cao tuổi có tích lũy không nhiều hoặc trắng tay, sống phụ thuộc vào con cháu hay trợ cấp ít ỏi của nhà nước. Điều này đã và đang là thách thức lớn đối với toàn xã hội.

          Ông Dương Văn Dũng – Phó chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh cho biết: “Từ năm 2012 đến nay, tỉnh ta đã triển khai đề án tư vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng tại 6 xã của các huyện Yên Mỹ, Khoái Châu và Mỹ Hào. Tính riêng trong năm 2017 đã có 1.600 lượt NCT được khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm, hơn 1,200 lượt NCT được các tình nguyện viên của đề án chăm sóc sức khỏe; hơn 1.700 lượt NCT được tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tư vấn sức khỏe thông qua hoạt động của 12 câu lac bộ “Người cao tuổi giúp người cao tuổi”… Các hoạt động thiết thực của đề án đã góp phần cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi; nhận thức của nhân dân về chính sách, pháp luật liên quan đến NCT, vai trò và cống hiến của NCT trong mọi mặt của đời sống, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, xã hội trong việc chăm sóc NCT ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, do kinh phí còn hạn chế nên đề án chưa thể nhân rộng mô hình. Chính vì thế, trong thời gian tới, Kế hoạch của chúng tôi là tiếp tục tham mưu tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của các nhóm dân số khác nhau, trong đó có người cao tuổi. Tăng cường dịch vụ y tế và mở rộng các dịch vụ chăm sóc ngươi cao tuổi với sự tham gia tích cực của các ngành nhằm mục tiêu nâng cao năng lực trong việc chăm sóc người cao tuổi, kết hợp chăm sóc người già tại cộng đồng và chăm sóc tại nhà; đẩy mạnh công tác truyền thông qua giáo dục y tế và các kênh khác để nâng cao nhận thức và kiến thức về tuổi già khỏe mạnh. Đồng thời, tăng cường xã hội hóa về công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi”.

          Tỷ lệ người cao tuổi sẽ còn tăng nhanh trong thời gian tới, do vậy các chính sách phát triển kinh tế xã hội mà đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cần được xây dựng, sửa đổi cho phù hợp với xu hướng dân số ngày càng già,  để đảm bảo rằng người già không bị lãng quên và khuyến khích sự đóng góp của người cao tuổi cho xã hội, cho cộng đồng.

                                                                    

Tin mới nhất

ÔNG NGUYỄN DUY HƯNG - Phó Chủ tịch UBN UBND tỉnh Ông Nguyễn Duy Hưng kiểm tra thực hiện ngày vi...(01/06/2017 10:29 SA)

Hiệu quả từ mô hình Câu lạc bộ Dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em thôn Phí Xá(01/06/2017 10:18 SA)

°
580 người đang online